Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Kinh nghiệm lựa chọn bình sữa cho bé an toàn, hiệu quả

Một trong những yêu cầu ba mẹ quan tâm nhất khi chọn bình sữa cho bé đó chính là tính an toàn của vật liệu làm nên bình sữa.

Băng nhựa hay thủy tinh?
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm đồ dùng cho bé có vô vàn loại bình sữa cho bé với các chất liệu cũng như kiểu dáng khác nhau, tuy nhiên hai chất liệu phổ biến nhất hiện nay vẫn là là bình nhựa và bình thủy tinh.
Bình nhựa không bể tuy nhiên nó rất dễ hỏng nên bạn phải thay đổi bình thường xuyên. Bình thủy tinh thì có thể giữ chất dinh dưỡng trong sữa tốt hơn đồng thời chúng ta chẳng bao giờ phải thay bằng một chiếc bình mới nếu chúng không bị vỡ, sứt mẻ hoặc nứt 

>>Tin bài liên quan

Bình sữa cho bé bằng nhựa: Cẩn trọng về độ an toàn
Khá nhiều người tỏ ra lo ngại về việc bình sữa cho bé làm bằng nhựa polycarbonate có chứa chất BPA gây nguy hiểm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của các bé. Mặc dù hiện nay có nhiều nhà sản xuất bình sữa lớn đã dần dần thay thế nhựa polycarbonate bằng polypropylene tuy nhiên lại thật khó để có thể phân biệt giữa các sản phẩm trên thị trường “thượng vàng hạ cám” như hiện nay.
Để bảo vệ cho các bé khỏi các chất độc hại, bạn có thể xem xét tới các sự lựa chọn sau:
  • Sử dụng bình thủy tinh an toàn cho bé.
  • Nếu bạn vẫn tin tưởng vào quyết định sử dụng bình nhựa, hãy lưu ý lựa chọn loại bình được dán nhãn “BPA free” (không chứa BPA), loại sản phẩm này hiện nay đang ngày càng phổ biến.
>> Bình sữa Comotomo thương hiệu bình sữa đang được các mẹ ưa chuộng hiện nay
Lưu ý: Các loại bình nhựa cho bé nhìn trong suốt đồng thời còn có mã số tái chế “7” hoặc chữ “PC” cho thấy bình được làm với chất liệu bằng nhựa polycarbonate nó có thể có chứa BPA. Còn các bình nhựa sở hữu màu đục hơn và làm từ nhựa polyethylene hoặc polypropylene sẽ có kèm theo mã số tái chế 2 hoặc 5.
  • Tuy nhiên, nó vẫn có rất nhiều các hóa chất khác nhau trong đó mà ta chưa thể biết hết tác hại của chúng, vì thế cách tốt nhất là nên cẩn trọng hơn với tất cả các sản phẩm bình nhựa, cho dù chúng có dán theo nhãn “BPA free”. Do đó, bạn chỉ nên cho sữa vào bình trước khi cho bé bú và chú ý đổ bỏ phần sữa thừa.
  • Không hâm nóng chiết bình sữa nhựa mà nó có chứa sữa bên trong.
  • Không để bình sữa được làm bằng nhựa vào lò vi sóng cũng như vào trong máy rửa chén vì BPA và các chất hóa học khác được phát tán khi bị hâm nóng lên.
  • Nếu bình sữa nhựa bị chầy xước hoặc sờn, mòn, nên vứt bỏ chúng ngay vì bình nhựa ở tình trạng không còn nguyên vẹn là nguồn phát tán các hóa chất.
Một mẹo nhỏ cho mẹ là đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên mua khoảng 6 bình loại 110ml để bắt đầu cho bé bú. Sau đó thì chuyển dần sang bình 225ml hoặc 255ml khi bé được khoảng 4 tháng và nên giữ lại những chiếc bình có kích cỡ nhỏ để dự phòng khi cần. Các bà mẹ hiện đại sẽ đơn giản hơn trong việc lưu trữ, giữ ấm, khử trùng bình sữa cùng với các phụ kiện như bàn chải rửa bình sữa, núm vú, túi ủ sữa, nắp đậy bình sữa…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

bỉm Pampers, bỉm Merries, bỉm Moony, bỉm Goon, bỉm huggies, bỉm Bobby, sữa Morinaga, sữa Glico, sữa Aptamil, sữa Wakodo Lebens, sữa Abbott Grow, sữa Similac, sữa Meiji, sữa Nan, sữa Hikid, sữa Physiolac sữa S26 sữa cho bà bầu sữa Pediasure Sữa Kid Essentials Sữa Devondale Bình sữa Comotomo bình sữa playtex bình sữa thuỷ tinh Sữa Kabrita sữa hipp Sữa cho bà bầu Matilia